Bạn biết những gì về bản đồ thế giới và các châu lục?

Bản đồ thế giới luôn là công cụ không thể thiếu trong các môn địa lý phổ thông ở trường học, đồng thời tấm bản đồ cũng là kiến thức phổ thông cơ bản mà bạn cần biết để có thể xác định được vị trí của một đất nước hay nền văn hóa của họ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử bản đồ thế giới, vai trò của tấm bản đồ và đi khám phá 5 châu lục.

Lịch sử bản đồ thế giới

Trong bản đồ học, để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ những nhà lập bản đồ và người dùng mới, ứng dụng công nghệ đã liên tục thay đổi. Những tấm bản đồ đầu tiên được lập thủ công hoàn toàn bằng bút vẽ và giấy da, điều này làm chất lượng của tấm bản đồ rất giới hạn và được phổ biến hạn chế.

Dần dần, với sự phát minh ra đời của các thiết bị từ như la bàn hoặc từ tính đã cho phép sáng tạo ra các tấm bản đồ chính xác hơn, làm tăng khả năng lưu trữ và có thể điều khiển theo phương thức kỹ thuật số.

Bạn biết những gì về bản đồ thế giới và các châu lục?

Lịch sử bản đồ thế giới không ngừng phát triển và nâng cao

Bên cạnh đó, các tiến bộ máy móc như máy in, thước đo độ, thước véc nê đã cho phép sản xuất ra hàng loạt các tấm bản đồ đi kèm khả năng tái bản chính xác cao hơn. Đặc biệt, các công nghệ quang học như kính lục phân, kính thiên văn,…cho phép con người đo đạc chính xác đất đai cũng như làm tăng khả năng của các nhà lập bản đồ trong việc tìm kiếm vĩ độ.

Vào giữa và cuối thế kỷ 20, các tiến bộ trong công nghệ điện tử đã dẫn đến một cuộc cách mạng mới trong ngành bản đồ học. Những thiết bị phần cứng máy tính như màn hình, máy vẽ đồ thị, máy quét, máy in,…cùng với công nghệ xử lý hình ảnh, phân tích không gian và các phần mềm cơ sở dữ liệu khác đã được mở rộng giúp việc lập bản đồ chính xác tuyệt đối đến từng chi tiết.

Bản đồ các nước trên thế giới để làm gì?

Bản đồ thế giới là một vật dụng rất hữu ích dành cho mọi đối tượng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, bao gồm học sinh, sinh viên, các chuyên gia thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa hoặc các kỹ sư, tiến sĩ, nhà quân sự, phi công,…

Đối với học sinh, sinh viên:

Tấm bản đồ là kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết giúp tìm hiểu về một đất nước, châu lục hoặc khu vực nào đó để có cái nhìn trực quan nhất về hơn 200 quốc gia khác nhau.

Xem thêm  Ghé nhà thờ Mằng Lăng khám phá kiến trúc cổ trăm tuổi – Halo Travel

Đối với các chuyên gia thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa,…:

Tấm bản đồ là công cụ giúp đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, địa hình và khí hậu của từng quốc gia.

Đối với nhà quân sự:

Tấm bản đồ được sử dụng để định vị dẫn đường cho máy bay trên không, tàu lửa ngoài biển hoặc tên lửa hành trình. Vật dụng này sẽ hỗ trợ thêm cho các nhà quân sự trong việc tìm kiếm, cứu nạn trên không, trên đất liền hoặc ngoài biển khơi.

Bản đồ thế giới là vật dụng hữu ích dành cho nhiều lĩnh vực khác nhau

Đối với thương nhân:

Tấm bản đồ giúp họ tính được khoảng cách về vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa các nước và thời gian giữa các nước theo các múi giờ khác nhau.

Đối với chuyên gia khí tượng thủy văn:

Tấm bản đồ được dùng để nghiên cứu dự báo thời tiết, dự báo đường đi của các cơn bão lớn giúp người dân tránh được thiệt hại về người và tài sản, hạn chế được thiên tai, lũ lụt cũng như giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho quốc gia.

Đối với người thích khám phá:

Tấm bản đồ phục vụ cho mục đích đi du lịch, khám phá những quốc gia mà bạn muốn đến thuộc khí hậu nào? Khoảng cách địa lý bao xa?…

Nhìn chung, bản đồ thế giới là một vật dụng có nhiều vai trò to lớn, phục vụ cho nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau của con người.

5 châu lục trên thế giới

Hiện tại, trên thế giới có 5 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương (còn được gọi là châu Úc). Sau đây, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của từng khu vực.

Hình ảnh 5 châu lục xuất hiện trên bản đồ thế giới

Châu Á

Châu Á nằm ở phía Đông đại lục Âu – Á và chiếm khoảng 80% diện tích đại lục. Đây là châu lục có diện tích lớn nhất so với các châu khác, khu vực này có khoảng 50 quốc gia với 2 ông lớn là Nga và Trung Quốc chiếm gần một nửa diện tích toàn châu lục.

Bên cạnh đó, châu Á cũng được chia ra thành nhiều vùng lãnh thổ như Đông Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên), Đông Nam Á(Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,…), Nam Á(Ấn Độ, Maldives và Sri lanka), Tây Á (Iran, Iraq, UAE, Qatar,…) và Mông Cổ nằm ở phía Bắc giữa Nga và Trung Quốc.

Châu Á được phân chia ra thành nhiều vùng lãnh thổ

Đồng thời, châu Á còn được xem là châu lục nghèo chỉ xếp sau châu Phi. Xét về kinh tế, khu vực này cũng không hề kém cạnh so với các châu lục khác. Còn xét về thiên nhiên, châu Á sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với nhiều nước nằm trong tổ chức OPEC (đa phần là các nước nằm ở Tây Á). Các quốc gia nằm ở Đông Á là các cường quốc mạnh về kinh tế và công nghệ.

Xem thêm  Cảm nhận mùa hè nên thơ tại La Mer homestay Vũng Tàu

Một điểm đáng chú ý nữa ở châu lục này đó chính là hai nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, hai quốc gia này đều nằm trong châu Á khi xét về mặt vị trí địa lý dù trong cả hai quốc gia có phần lãnh thổ thuộc châu Âu. Chính vì vậy, những hoạt động chính trị của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hầu như đều gắn với các quốc gia châu Âu.

Châu  Âu

Trên bản đồ thế giới, châu Âu được mệnh danh là khu vực có lịch sử lâu đời nhất. Hầu hết các nước ở khu vực này thường xuyên xâm lược các quốc gia khác để trở thành cường quốc kinh tế, vơ vét của cải và tài nguyên thiên nhiên đem về xây dựng đất nước. Các quốc gia như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha đều có rất nhiều nước thuộc địa. Hiện tại, Nga đang chiếm giữ 30% diện tích lãnh thổ khu vực này.

Xét đến ngày nay, một số quốc gia nằm trong lãnh thổ châu Âu vẫn đang nghiên cứu và sản xuất vũ khí, tên lửa, đạn hạt nhân và tàu ngầm với nhiều âm mưu khác nhau.

Châu Âu là khu vực có lịch sử lâu đời nhất trên bản đồ thế giới

Tuy nhiên, nhìn trên mặt bằng chung, các quốc gia nằm trên bản đồ châu Âu đa phần sống rất văn minh, đời sống người dân hiện đại, phát triển, môi trường sống trong lành, được mệnh danh là châu lục đứng đầu thế giới. Châu Âu có tổng cộng 51 quốc gia, trong số đó có một nửa đã gia nhập vào khối liên minh châu Âu.

Đặc biệt, ngành du lịch ở châu lục này rất phát triển, các quốc gia như Pháp, Ý, Anh, Đức, Tây Ban Nha được xem là những thiên đường về thời trang và ẩm thực danh tiếng của thế giới.

Châu Phi

Hiện nay, châu Phi có 54 quốc gia, trong đó có Nam Phi, Algeria và Morocco là các nước phát triển nhất khu vực này, một số nước còn lại cuộc sống người dân khá nghèo nàn.

Hình ảnh châu Phi trên bản đồ thế giới

Châu Phi từ lâu đã được biết đến là cái nôi của nền văn minh thế giới với văn hóa sông Nile, kim tự tháp cổ đại lâu đời hay những câu chuyện thần thoại Paraoh,…Nơi đây có sa mạc Sahara trải dài tại nhiều quốc gia và nằm ở vị trí trung tâm lãnh thổ. Tuy nhiên, hệ thống chính trị của khu vực này vẫn chưa thực sự ổn định, còn tồn tại nhiều tham nhũng, người dân còn mắc phải nhiều dịch bệnh và phải sống nhờ viện trợ từ các tổ chức trên thế giới.

Xem thêm  Danh sách 10+ lễ hội ở Hội An không nên bỏ lỡ khi đi du lịch

Châu Mỹ

Châu Mỹ được chia ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Bản đồ châu Mỹ với hai khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ

Bắc Mỹ

Bắc Mỹ được xem là vùng đất mới, vùng đất hứa do nơi đây được khai phá bởi người da trắng. Dân số ở Bắc Mỹ chủ yếu là dân nhập cư châu Âu và dân lao động đến từ châu Phi kể từ khi nơi đây mới được khai phá cho đến nay. Với hai màu da khác nhau cùng sinh sống trên một lãnh thổ, việc kỳ thị chủng tộc giữa người da trắng và người da đen là điều từ trước đến nay vẫn xảy ra.

Bắc Mỹ có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong số đó có 2 nước lớn nhất là Mỹ và Canada chiếm hơn 80% tổng diện tích. Những nước còn lại như Cuba, Mexico hoặc Haliti,…và nhiều quốc đảo khác chỉ chiếm diện tích vô cùng nhỏ.

Nam Mỹ

Trên bản đồ thế giới, Nam Mỹ được thể hiện khá rõ ràng so với các châu lục khác, nơi đây chỉ có 12 quốc gia, trong đó Brazil là nước lớn nhất chiếm gần 50% diện tích và 52% dân số của toàn Nam Mỹ.

Những quốc gia tại Nam Mỹ khá phát triển về kinh tế cũng như thể thao bóng đá, có thể kể đến như Brazil hoặc Argentina. Bên cạnh đó, Venezuela cũng là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay và là thành viên duy nhất của Nam Mỹ được xác nhập vào tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC.

Châu Đại Dương

Châu Đại Dương còn được biết đến với tên gọi khác là châu Úc, hai quốc gia được mọi người biết đến nhiều nhất là Úc và New Zealand, ngoài ra còn có khá nhiều quốc gia nhỏ chủ yếu nằm ở các hòn đảo lân cận.

Hình ảnh khu vực châu Đại Dương trên bản đồ thế giới

Xét về diện tích, nước Úc chiếm gần 86% diện tích châu Đại Dương và trong số 14 quốc gia nằm trên lãnh thổ này đã có tới 11 quốc gia là đảo. Xét về du lịch, Australia là đất nước thu hút nhiều khách nhất đến với châu lục này, nơi đây nổi tiếng với hai thành phố lớn là Sydney và Melbourne. Ngoài ra, khu vực cũng sở hữu nhiều bãi biển đẹp đi kèm thiên nhiên hùng vĩ hấp dẫn mọi du khách, đáng chú ý nhất phải kể đến hai hòn đảo du lịch khá nổi tiếng là Bora Bora và Fiji.

Trên đây, chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cụ thể về lịch sử bản đồ thế giới, vai trò của tấm bản đồ cùng những đặc điểm cụ thể của 5 châu lục trên thế giới. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bản đồ thế giới với các châu lục và những đất nước phát triển trong khu vực.